Kinh nghiệm các mẹ làm IUI thành công không thể bỏ lỡ

Các phương pháp hỗ trợ tăng tỷ lệ mang thai hiện nay rất phổ biến. Một trong số đó có thể đề cập tới phương pháp IUI. Vậy tỷ lệ thành công của phương pháp này có cao không và “kinh nghiệm các mẹ làm IUI thành công là gì”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về IUI!

Phương pháp IUI là gì?

IUI (intrauterine insemination) là phương pháp thụ tinh nhân tạo, còn được gọi một cách dễ hiểu hơn là bơm tinh trùng vào tử cung. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đem một ống thông catheter (với hình dạng tù ở đầu, mềm và rất nhỏ) đi qua lỗ cổ tử cung. Sau đó tiến hành bơm tinh trùng đã được lọc rửa vào buồng tử cung. 

Thông thường, thời gian để hoàn thành xong thủ thuật này rất ngắn, chỉ trong vài phút. Ống thông được dùng là sản phẩm chuyên dụng nhằm hạn chế tối đa khả năng gây tổn thương tử cung của người phụ nữ.

IUI-là-phương-pháp-bơm-tinh-trùng-vào-trứng.jpg

IUI là phương pháp bơm tinh trùng vào trứng

Những đối tượng nào nên làm IUI?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thủ thuật IUI đối với những đối tượng cụ thể như:

  • Đối với đàn ông: Thủ thuật IUI sẽ được với những người bệnh gặp phải các tình trạng:
    • Rối loạn khả năng xuất tinh: Với các biểu hiện xuất tinh sớm hoặc muộn, di tinh, rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng,...
    • Có kháng thể kháng đầu hoặc đuôi tinh trùng: Nguyên nhân gây vô sinh hoặc hiếm muộn của các cặp vợ chồng.
    • Chất lượng tinh trùng yếu: Tỷ lệ tinh trùng dị dạng cao, tinh trùng vón cục, ít hoặc kém di động.
    • Có biểu hiện của các tình trạng trên nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
  • Đối với phụ nữ: Chỉ định với những trường hợp:
    • Vô sinh/hiếm muộn không rõ nguyên do.
    • Lạc nội mạc tử cung: Với các triệu chứng như đau bụng kinh, đau khi đi nhẹ trong thời kỳ kinh nguyệt,...; gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón hay đầy bụng đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt; ra máu giữa chu kỳ. Tuy nhiên, IUI chỉ được thực hiện nếu người bệnh mắc lạc nội mạc tử cung ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình.
    • Có kháng thể kháng tinh trùng.
    • Chu kỳ rụng trứng diễn ra không đều.

Kinh nghiệm các mẹ làm IUI thành công

Hãy học hỏi kinh nghiệm các mẹ làm IUI thành công từ việc chuẩn bị sức khỏe, tâm lý, tài chính, chọn địa điểm uy tín và một số lưu ý sau khi thực hiện.

Chuẩn bị sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng

Sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng là điều kiện tiên quyết dẫn tới kết quả của thủ thuật này. Muốn đạt được thành công, cả vợ và chồng đều phải có sức khỏe tốt. Xây dựng lối sống lành mạnh bằng việc luyện tập thể dục thể thao, ăn uống khoa học đồng thời thực hiện thăm khám, điều trị các bệnh lý khác (nếu có) trước khi tiến hành bơm IUI là rất cần thiết.

Chuẩn bị tâm lý tốt

Giữ một tâm lý thoải mái sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thành công. Thay vì căng thẳng, lo âu thì hãy lạc quan tin tưởng và kỳ vọng vào kết quả của phương pháp IUI. Để tạo một tâm lý thoải mái, bạn có thể tìm đến các bài tập yoga, ngồi thiền hoặc đơn giản là tâm sự với chồng hoặc người thân của mình.

Tập-yoga-giúp-tâm-lý-thoải-mái-trước-khi-làm-IUI.jpg

Tập yoga giúp tâm lý thoải mái trước khi làm IUI

Chuẩn bị tài chính và chọn địa điểm uy tín

Mọi chuyện được diễn ra thuận lợi hơn nếu các cặp vợ chồng có sự tìm hiểu về chi phí thực hiện của phương pháp này và chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính để chủ động trong mọi tình huống.

Chi phí cho mỗi lần thực hiện thông thường sẽ giao động trong khoảng 5 đến 10 triệu đồng tùy thuộc vào bảng giá dịch vụ của địa điểm bạn chọn lựa cũng như thể trạng của người mẹ. Bởi giá tiền sẽ phần nào đó phụ thuộc vào liều dùng của thuốc kích trứng.

Bên cạnh giá tiền thì địa điểm uy tín cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Một địa điểm thực hiện uy tín sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thành công của IUI và sức khỏe của người mẹ. Mọi quy trình cần đảm bảo nghiêm ngặt từ bước rửa tinh trùng tới lúc bơm vào tử cung.

Chế độ ăn uống và tập luyện sau khi làm IUI

Sau khi làm IUI, hạn chế vận động mạnh và tập thể dục gắng sức vì điều đó có thể sẽ dẫn tới các cơn co tử cung. Thay vào đó, hãy tập luyện nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập các bài thể dục nhẹ để cơ thể và tâm hồn thoải mái.

Bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày các loại rau xanh, thực phẩm giàu kẽm, giàu acid folic như thịt, trứng, cá,... và uống nhiều nước.

Bạn cũng nên kết hợp sử dụng các loại dược liệu nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ sinh sản tự nhiên như keo ong, L–Carnitine, cao hoàng bá, kẽm,  L–Arginine và cao bạch tật lê giúp hỗ trợ cường dương, tăng ham muốn tình dục, kích thích sự sản sinh tinh trùng, tăng chất lượng tinh trùng, tăng tỷ lệ mang thai thành công.

Bạch-tật-lê,-keo-ong,-hoàng-bá-giúp-tăng-khả-năng-đậu-thai-sau-khi-làm-IUI.jpg

Bạch tật lê, keo ong, hoàng bá giúp tăng khả năng đậu thai sau khi làm IUI

Chú ý các biểu hiện khác thường của cơ thể sau khi làm IUI

Nếu sau khi thực hiện IUI hoặc trong quá trình dùng thuốc hỗ trợ sau IUI, cơ thể xuất hiện các biểu hiện khác thường như: Tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng dưới âm ỉ hoặc quặn từng cơn, vùng bụng căng tức khó chịu, chảy nhiều máu thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ và tới khám trong thời gian ngắn nhất.

Một số dấu hiệu khi làm IUI thành công

Sau 7- 10 ngày thực hiện IUI, nếu thành công cơ thể bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu tương tự như khi có thai thông thường, điển hình như:

  • Chậm kinh: Đây là dấu hiệu đầu tiên và điển hình nhất cho thấy bạn có thể đã mang thai.
  • Cảm giác đau tức ở vùng ngực: Nếu đầu ngực trở nên nhạy cảm, đau tức dù chỉ chịu tác động nhẹ thì có thể bạn đã thành công. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu thường thấy trước khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hoặc cảnh báo các bệnh thường gặp ở phụ nữ nên bạn cần quan sát. Nếu cảm giác đau tức ngực kéo dài kèm với dấu hiệu chậm kinh thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
  • Buồn nôn: Buồn nôn khi gặp mùi thức ăn, các mùi hương xung quanh là một biểu hiện của tình trạng ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Thèm ăn: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể bạn thường trong trạng thái thèm ăn, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ và nhiệt độ cơ thể tăng cao: Nồng độ progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn mức bình thường ở phụ nữ mang thai khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng, lượng đường trong máu thấp, lượng máu sản sinh ít hơn đồng thời lượng oxy lên não cũng giảm khiến cho cơ thể thường mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Máu chảy ở cổ tử cung: Sau khoảng 2 tuần thực hiện IUI, một số người sẽ có một ít máu màu hồng nhạt xuất hiện. Điều đó cho thấy, bạn đã thành công. Tuy nhiên biểu hiện này không phải ai thực hiện IUI thành công cũng có.
  • Chuột rút: Là tình trạng xuất hiện ở khoảng 40% số mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Đầy bụng: Cảm giác đầy bụng tuy là dấu hiệu ít gặp nhưng nó cũng cho thấy rằng việc thực hiện IUI của bạn đã đạt kết quả như mong đợi.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số kinh nghiệm các mẹ làm IUI thành công. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận phía dưới, bạn sẽ nhận được tư vấn.

Bình luận

Bài viết nổi bật