Rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương (Erectile dysfunction) là tình trạng dương vật không thể cương cứng hoặc giữ được sự cương cứng đủ để giao hợp. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm, đe dọa tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như “bản lĩnh” của người đàn ông. Một số rối loạn tình dục khác có thể gặp trong bệnh rối loạn cương dương như xuất tinh sớm, xuất tinh chậm. Các triệu chứng này thường đi kèm cảm xúc bối rối, ngại ngùng, lo âu và giảm ham muốn với quan hệ tình dục.
Nguyên nhân gây rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương có thể do một số nguyên nhân, bao gồm:
- Bệnh tim mạch.
- Bệnh tiểu đường, béo phì.
- Tăng huyết áp.
- Bệnh Parkinson.
- Các bệnh tuyến giáp và thiếu hụt testosterone.
- Hút thuốc, uống rượu bia nhiều và lạm dụng chất kích thích.
- Biến chứng phẫu thuật.
- Căng thẳng kéo dài.
Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn cương dương như:
- Thuốc điều trị tăng huyết áp.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc điều trị ung thư.
- Thuốc giảm đau nhóm opioid.
- Thuốc kháng cholinergic.
- Thuốc an thần.
Rối loạn cương dương có thể do bệnh lý hay lối sống không khoa học
Chẩn đoán rối loạn cương dương như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng rối loạn cương dương bằng triệu chứng hoặc qua các câu hỏi khai thác tiền sử bệnh. Bên cạnh đó, các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được sử dụng để chẩn đoán rối loạn cương dương và một số bệnh liên quan như đái tháo đường, bệnh tim mạch.
Hỏi bệnh
Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh của bạn và tiến hành khám sức khỏe tổng thể. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn để nắm được tình trạng bệnh. Một số câu hỏi có thể khiến bạn cảm thấy ngại ngùng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải trả lời một cách chân thật nhất. Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi như:
- Bạn đang được điều trị bằng những loại thuốc nào? Bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các thực phẩm chức năng hay thảo dược.
- Bạn có thường gặp tình trạng căng thẳng, bồn chồn và trầm cảm chưa?
- Tần suất, chất lượng và thời gian cương cứng của bạn có phục vụ đủ cho nhu cầu sinh lý hay không?
- Bạn từng có bệnh lý nguy cơ nào chưa hoặc đã từng can thiệp phẫu thuật liên quan đến vùng chậu chưa?
Bác sĩ hỏi bệnh để chẩn đoán rối loạn cương dương
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm bổ sung để giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn cương dương của bạn gồm:
- Siêu âm: Siêu âm được sử dụng nhằm kiểm tra các mạch máu vùng dương vật để phát hiện nguy cơ rối loạn cương dương do có sự rối loạn về lưu lượng máu vùng dương vật.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể được sử dụng để phát hiện và xác định được hàm lượng các chất có trong nước tiểu. Từ đó có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể, phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến rối loạn cương dương.
- Xét nghiệm máu: Có thể được sử dụng để tầm soát các bệnh lý gây rối loạn cương dương như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch hay bệnh lý tuyến giáp.
- Phản xạ Bulbocavernosus: Thử nghiệm này đánh giá khả năng thụ cảm ở dương vật. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ tác động lên dương vật, khiến hậu môn của bạn ngay lập tức co lại. Nếu chức năng thần kinh có sự rối loạn, thời gian hậu môn bắt đầu có hiện tượng co sẽ bị chậm lại.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành thăm khám thực thể để đánh giá đặc điểm giới tính phụ và tình trạng của bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, thăm khám thực thể không có vai trò lớn trong việc chẩn đoán rối loạn cương dương.
>>>XEM THÊM: Dấu hiệu yếu sinh lý hay gặp ở cả nam và nữ mà bạn nên biết
Phác đồ điều trị bệnh lý rối loạn cương dương
Hiện nay, có nhiều cách điều trị rối loạn cương dương như dùng thuốc, sử dụng các biện pháp cơ học, can thiệp ngoại khoa,... tùy thuộc vào từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, chi phí điều trị và yêu cầu riêng của từng bệnh nhân.
Sử dụng thuốc
Người bị rối loạn cương dương có thể dùng một nhóm thuốc gọi là chất ức chế PDE-5 (phosphodiesterase-5). Các nhóm thuốc này thường sử dụng trước khi quan hệ từ 30 đến 60 phút, được biết đến nhiều nhất là viên Sildenafil (Viagra) màu xanh lam. Ngoài ra còn có Vardenafil (Levitra), Tadalafil (Cialis) và Avanafil (Stendra). Các thuốc cường dương là nhóm thuốc kê đơn, vì vậy việc sử dụng cần có sự đồng ý và chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Điều trị rối loạn cương dương bằng phẫu thuật
Trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị điều trị rối loạn cương dương bằng phẫu thuật. Có hai phương pháp có thể được sử dụng là: Cấy ghép và phẫu thuật mạch máu.
- Cấy ghép vật hang giả: Có hai loại khác nhau, cấy bơm hơi để làm cho dương vật lớn hơn hoặc cấy vật hang bán cứng.
- Phẫu thuật mạch máu sửa chữa các động mạch bị tắc nghẽn, giúp phục hồi lưu lượng máu đến dương vật. Phương pháp này thường được chỉ định cho các bệnh nhân trẻ.
Bài tập chữa rối loạn cương dương ngay tại nhà
Bên cạnh điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, một số bài tập có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn cương dương, bao gồm:
Bài tập Kegel: Kegel là bài tập đơn giản để tăng cường nhóm cơ sàn chậu. Để thực hiện động tác, trước tiên bạn nằm trên một mặt phẳng sau đó chống hai chân lên. Tiếp theo, hãy hít sâu, dùng lực của chân để nhấc mông lên khỏi mặt phẳng đồng thời siết chặt mông. Thở ra và hạ mông xuống để kết thúc động tác. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp từ 10-20 lần đều đặn mỗi ngày.
Bài tập Kegel hỗ trợ cải thiện bệnh lý rối loạn cương dương
Bài tập aerobic: Các bài tập aerobic giúp tăng cường lưu thông máu đến các mô trong cơ thể. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp giảm tỷ lệ mỡ của cơ thể qua đó cải thiện nồng độ testosterone - hormon giới tính nam.
Yoga: Yoga đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân bị rối loạn cương dương do căng thẳng kéo dài nhờ những lợi ích tâm lý mà nó đem lại.
Sử dụng thảo dược cải thiện rối loạn cương dương
Từ xa xưa cha ông ta đã biết tận dụng các loại thảo mộc như dâm dương hoắc, rau diếp cá, bạch tật lê, nhân sâm,... Các thảo dược giúp bổ sung dinh dưỡng, kích thích cơ thể nam giới sản sinh hormon sinh dục một cách tự nhiên, từ đó hỗ trợ tình trạng rối loạn cương dương.
Bạch tật lê giúp cải thiện tình trạng rối loạn cương dương
Biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương ảnh hưởng lớn đến tâm lý phái mạnh, thậm chí làm rạn nứt hạnh phúc gia đình. Vì vậy để tình trạng rối loạn cương dương không xảy ra, nam giới cần lưu ý một số điều sau:
- Tầm soát và theo dõi chặt chẽ các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường.
- Tập thể dục đều đặn để tăng sự dẻo dai.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Chú trọng vào thực đơn ăn uống khoa học, ưu tiên các thực phẩm từ thiên nhiên, hạn chế sử dụng các thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, hạn chế hoặc quản lý tình trạng căng thẳng.
- Tìm giải pháp giải quyết lo lắng hoặc trầm cảm tránh để tâm lý này kéo dài.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích nói chung.
- Luôn tuân thủ sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Ngoài ra, một số nghiên cứu hiện nay cho thấy mối liên hệ giữa rối loạn cương dương và béo phì, cholesterol cao, tăng huyết áp nên việc theo dõi các chỉ số liên quan là vô cùng cần thiết.
Một số câu hỏi thường gặp
Rối loạn cương dương là bệnh lý khá phổ biến ở nam giới, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn đọc còn thắc mắc về vấn đề này:
Rối loạn cương dương có tự khỏi được không?
Đây là thắc mắc phổ biến của cánh mày râu. Câu trả lời là CÓ. Nếu thay đổi thói quen xấu như lạm dụng chất kích thích, rượu, bia, thức khuya, stress lâu dài,... tăng cường rèn luyện thể thao, ăn uống có kiểm soát thì sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn cương dương.
Bị rối loạn cương dương khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Hãy cân nhắc việc đi khám kịp thời tại các cơ sở y tế nếu các triệu chứng của rối loạn cương dương kéo dài trên 3 tháng hoặc tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của bạn.
Bài viết trên đây là một số thông tin cơ bản về rối loạn cương dương. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp người đọc hiểu hơn về căn bệnh này để hạn chế và phòng ngừa ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận phía dưới để nhận được tư vấn.
>>>XEM THÊM: Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, cách nhận biết và hướng chữa trị
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/erectile-dysfunction