Suy buồng trứng là gì?
Suy buồng trứng còn được biết với tên khác là suy giảm buồng trứng nguyên phát hay suy buồng trứng sớm. Đây là bệnh lý xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi, khiến buồng trứng không sản sinh ra đủ các hormon sinh dục, trứng không (hoặc ít) chín và rụng.
Cần phân biệt suy buồng trứng và mãn kinh là 2 bệnh lý khác nhau. Người suy buồng trứng vẫn có kinh nguyệt mặc dù không đều như bình thường. Còn khi đã mãn kinh chu kỳ kinh nguyệt sẽ tắt hẳn, người phụ nữ không thể có thai được nữa.
Suy buồng trứng sớm - Bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ
Nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm
Có đến trên 90% số phụ nữ bị suy buồng trứng sớm không tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Các chuyên gia cho rằng, sự suy giảm hormon sinh dục nữ estrogen do một số yếu tố sau có thể là nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm:
Rối loạn trong di truyền: Rối loạn trong di truyền được chứng minh có liên quan đến bệnh suy buồng trứng nguyên phát. Người mắc hội chứng Turner có sự khiếm khuyết tại nhiễm sắc thể giới tính thường bị suy buồng trứng, chức năng sinh sản không hoạt động bình thường.
Bệnh tự miễn: Bệnh tự miễn khiến cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể hủy hoại chính tế bào của mình. Buồng trứng cũng có thể là nạn nhân của các bệnh tự miễn và dẫn đến suy buồng trứng sớm.
Do độc tố: Những độc tố từ hóa chất, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, hóa trị, xạ trị là tác nhân có thể làm thay đổi vật liệu di truyền. Do đó những bệnh nhân ung thư, người làm việc ở môi trường tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc lá cũng có thể bị bệnh lý suy buồng trứng.
Nhiễm virus: Một số loại virus như Herpes, virus quai bị có thể gây tổn thương và viêm buồng trứng. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể gặp phải bệnh lý suy buồng trứng sớm.
Một số nguyên nhân khác: Nạo phá thai, sử dụng thuốc kích thích buồng trứng, stress căng thẳng cũng là yếu tố dẫn đến suy buồng trứng.
Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể dẫn đến suy buồng trứng
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm có dấu hiệu điển hình là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Những triệu chứng khác thường tương tự với các biểu hiện mãn kinh, bao gồm:
- Tính tình thay đổi, thường xuyên cáu gắt.
- Suy giảm trí nhớ, hay bị chóng mặt, đau đầu và rối loạn giấc ngủ.
- Da xuất hiện nhiều nếp nhăn, ngực bị chảy xệ.
- Giảm ham muốn tình dục, âm đạo ít dịch nhờn, bị đau rát khi quan hệ.
Suy buồng trứng nguyên phát có nguy hiểm không?
Bệnh lý suy buồng trứng nguyên phát gây rối loạn trong sản xuất hormon. Sự rối loạn này có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể, điển hình nhất là mất chu kỳ kinh nguyệt, không phóng noãn và dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Ngoài ra, phụ nữ bị suy buồng trứng cũng dễ mắc các bệnh lý liên quan đến mãn kinh như loãng xương hay trầm cảm. Vì vậy, người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế biến chứng.
Suy buồng trứng có chữa được không?
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc hay biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý suy buồng trứng. Các biện pháp điều trị chỉ có vai trò hỗ trợ cải thiện chức năng cho buồng trứng, khắc phục triệu chứng của mãn kinh. Các biện pháp hỗ trợ điều trị suy buồng trứng nguyên phát bao gồm:
Sử dụng hormon thay thế
Các liệu pháp hormon thay thế được sử dụng tùy vào mục đích duy trì nồng độ hormon sinh dục ổn định hay hỗ trợ cho phụ nữ muốn có thai:
- Liệu pháp estrogen/progestin: Được sử dụng cho phụ nữ không mong muốn mang thai. Liệu pháp này có thể giúp giảm nguy cơ dẫn đến loãng xương hay các bệnh mạch vành.
- Liệu pháp Estrogen + Progestogen: Được chỉ định sử dụng cho phụ nữ mong muốn có thai hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị vô sinh.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Bên cạnh điều trị bằng hormon thay thế, các thảo dược từ thiên nhiên cũng được đánh giá có hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng suy buồng trứng. Một số thảo dược quý như bạch tật lê, hoàng bá, nhân sâm giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hormon sinh dục nữ, duy trì kinh nguyệt đều đặn và phòng tránh các triệu chứng mãn kinh.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ cho phụ nữ suy buồng trứng sớm
Điều trị bệnh lý do mãn kinh gây ra
Suy buồng trứng có thể gây ra các biến chứng do mãn kinh như loãng xương, bệnh lý mạch vành hay trầm cảm:
- Điều trị loãng xương: Bổ sung canxi và vitamin D là biện pháp thường được sử dụng.
- Bệnh mạch vành: Sử dụng thuốc hạ lipid máu nhóm statin như Atorvastatin, Rosuvastatin.
- Điều trị trầm cảm: Liệu pháp tâm lý hoặc thuốc điều trị trầm cảm như Amitriptyline, Fluoxetine có thể được cân nhắc sử dụng.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh suy buồng trứng
Dưới đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi liên quan đến tình trạng suy buồng trứng. Mời bạn cùng theo dõi:
Bị suy buồng trứng có con được không?
Phụ nữ bị suy buồng trứng vẫn có thể có con được do kinh nguyệt chưa tắt hoàn toàn, buồng trứng vẫn còn hoạt động dù đã suy giảm chức năng. Người bệnh nếu mong muốn có con có thể sử dụng liệu pháp hormon cùng với thụ tinh nhân tạo để tăng khả năng thụ thai thành công.
Ăn gì để cải thiện suy buồng trứng?
Suy buồng trứng khiến lượng hormon sinh dục nữ bị suy giảm. Do đó, nên đưa vào thực đơn các thực phẩm giúp kích thích sản sinh nội tiết tố như đậu nành, sữa ong chúa. Ngoài ra, phụ nữ cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thịt, trứng, sữa, hoa quả, rau xanh.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh lý suy buồng trứng. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận ở phía bên dưới, chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.