Hiếm muộn nam là gì?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định: Hiếm muộn là một bệnh lý thuộc về sinh sản, một cặp vợ chồng được coi là hiếm muộn khi không có thai sau một năm chung sống trở lên, dù quan hệ đều đặn và không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào. Hiếm muộn có thể xảy ra ở cả cả nam và nữ giới, trong đó nguyên nhân do nam giới chiếm 40-50%.
Hiếm muộn nam là tình trạng nam giới trưởng thành có đời sống tình dục bình thường (trên một năm), không sử dụng các biện pháp bảo vệ, nhưng lại không thể có con. Chúng ta nên biết các triệu chứng của bệnh để phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời tìm được hướng điều trị hiệu quả.
Hiếm muộn nam gây lục đục trong cuộc sống hôn nhân
Nguyên nhân gây hiếm muộn nam
Trên thực tế, hiếm muộn nam có khá nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xuất phát từ yếu tố bên ngoài và những rối loạn bên trong cơ thể của nam giới, có thể kể tới như:
Rối loạn tinh trùng
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh hiếm muộn nam liên quan tới các vấn đề trong việc tạo ra và phát triển tinh trùng khỏe mạnh. Tinh trùng có thể:
- Không phát triển đầy đủ, khỏe mạnh.
- Có hình dạng kỳ lạ.
- Di chuyển sai cách.
- Được tạo ra với số lượng rất thấp hay thậm chí không tạo ra được tinh trùng.
Điều này có thể do nhiều vấn đề gây ra, ví dụ như:
- Bị các dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng hoặc viêm gây tắc nghẽn đường sinh dục. Khoảng 4 trong số 10 người đàn ông bị thiếu tinh trùng là do bị tắc nghẽn đường sinh dục.
- Sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích hoặc tiếp xúc thường xuyên với các chất độc cũng có thể làm giảm số lượng tinh trùng.
- Mắc phải các bệnh lý mang tính di truyền. Ví dụ: xơ nang, huyết sắc tố.
Nguyên nhân chính gây hiếm muộn nam thường do tinh trùng
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng các tĩnh mạch ở bộ phận sinh dục bị sưng lên. Bệnh lý này được tìm thấy ở 16 trong số 100 người đàn ông, ở nam giới bị hiếm muộn tỷ lệ phổ biến hơn là 40 trong số 100 người. Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến máu từ bụng chảy ngược vào bộ phận sinh dục, làm tinh hoàn quá ấm để tạo ra tinh trùng, dẫn đến lượng tinh trùng tạo ra rất thấp gây ra hiếm muộn ở nam giới.
Xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng là hiện tượng tinh dịch thay vì xuất ra ngoài lại đi vào bàng quang. Điều này xảy ra có thể do phẫu thuật, tác dụng phụ của các loại thuốc hoặc các vấn đề sức khỏe liên đến hệ thần kinh. Dấu hiện là nước tiểu đục sau khi xuất tinh và ít dịch hoặc xuất tinh “khô”.
Nội tiết tố
Các nội tiết tố do tuyến yên tạo ra giúp tinh hoàn tạo ra tinh trùng. Khi lượng hóc môn này thấp dễ dẫn đến việc tinh trùng kém phát triển.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể thay làm thay đổi quá trình sản xuất, phân bố cũng như chức năng của tinh trùng. Các loại thuốc này dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe như:
- Thuốc điều trị viêm khớp.
- Thuốc điều trị lo âu, trầm cảm.
- Thuốc điều trị cao huyết áp.
- Thuốc kháng sinh.
Dấu hiệu và các biện pháp chẩn đoán
Có một số dấu hiệu hiếm muộn mà nam giới thường khá chủ quan và không quan tâm tới, đến khi có những biến chứng nguy hiểm thì nam giới mới biết tới. Do đó, nam giới cần nắm rõ các dấu hiệu hoặc đến các cơ sở để chẩn đoán bệnh để điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết hiếm muộn nam
Nam giới có nhiều khả năng bị hiếm muộn nếu từng:
- Bị viêm tuyến tiền liệt, thoát vị đĩa đệm
- Nhiễm virus quai bị sau tuổi dậy thì.
- Nhiễm trùng hoặc bị chấn thương bộ phận sinh dục.
- Dậy thì quá sớm kể cả quá muộn.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như việc sử dụng chất kích thích, thường xuyên căng thẳng và áp lực…
Triệu chứng chính của hiếm muộn nam là không có con dù có đời sống tình dục bình thường và đã diễn ra trong một thời gian dài, ngoài ra có thể có hoặc không có các dấu hiệu khác. Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể tự nhận biết đó là:
- Một số vấn đề liên quan đến khả năng tình dục phổ biến như khó xuất tinh hoặc xuất tinh với lượng nhỏ, giảm ham muốn tình dục, khó duy trì sự cương cứng…
- Đau, sưng tấy hoặc nổi cục ở tinh hoàn.
- Tuyến vú phát triển bất thường (bệnh vú to).
- Số lượng tinh trùng ở mức thấp so với bình thường.
Tuy nhiên các dấu hiệu hay triệu chứng có thể sẽ không quá rõ ràng và bằng mắt thường cũng không thể tự nhận biết được số lượng tinh trùng, chất lượng tinh trùng chính xác. Vì vậy, nên đi khám ngay khi cần thiết để tìm ra hướng điều trị hiệu quả cho bệnh hiếm muộn nam.
Nam giới nên khám bác sĩ để đưa ra hướng điều trị
Xem thêm: Những nguyên nhân gây ra xuất tinh sớm và biện pháp điều trị
Các biện pháp chẩn đoán
Hiện nay với y học và kỹ thuật hiện đại, việc chẩn đoán tình trạng hiếm muộn nam cũng khá đơn giản, bác sĩ thường sử dụng các phương pháp như:
- Phân tích tinh dịch: Là nền tảng của việc đánh giá hiếm muộn ở nam giới. Nó biểu thị mức độ sản xuất tinh trùng và hiệu quả hoạt động của tinh trùng. Nếu phát hiện số lượng tinh trùng bất thường sẽ tiến hành phân tích lần hai để có kết quả chính xác.
- Sinh thiết tinh hoàn: Nếu xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy số lượng tinh trùng rất thấp hoặc không có tinh trùng, bạn có thể cần sinh thiết hoàn. Một mẩu mô nhỏ từ tinh hoàn được lấy ra và nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sinh thiết phục vụ mục đích đó là tìm ra nguyên nhân gây vô sinh hoặc thu thập tinh trùng để sử dụng trong các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
- Kiểm tra nội tiết tố: Mục đích để tìm hiểu tinh hoàn của bạn có tạo ra tinh trùng tốt hay không. Nếu lượng hóc môn thấp tinh trùng sẽ kém phát triển. Tuy nhiên, nếu lượng hooc môn ở mức độ cao cũng có nghĩa là tuyến yên đang cố gắng để tinh hoàn tạo ra tinh trùng nhưng không đạt hiệu quả.
Phương pháp điều trị hiếm muộn nam
Với nền y học hiện đại ngày nay, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các phương pháp điều trị cũng như cải thiện tình trạng hiếm muộn nam. Phương pháp điều trị sẽ đạt hiệu quả khi bạn biết rõ nguyên nhân gây hiếm muộn của bạn là gì.
Can thiệp bằng các biện pháp
Thụ tinh trong tử cung (IUI): Phương pháp này sẽ giúp đưa tinh trùng vào tử cung của người vợ, giải quyết được các vấn đề liên quan tới việc tinh trùng di chuyển sai cách, số lượng tinh trùng thấp hay xuất tinh ngược.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau ở môi trường phòng thí nghiệm. Phương pháp này đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các trường hợp người đàn ông có số lượng tinh trùng cực thấp.
Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI): Nếu như IVF cần kết hợp trứng với nhiều tinh trùng thì ICSI chỉ chọn một tinh trùng duy nhất, đó là tinh trùng khỏe mạnh nhất, di chuyển nhanh nhất để tiêm trực tiếp vào bào tương trứng. Phương pháp này được sử dụng khi bạn không có tinh trùng trong tinh dịch do tắc nghẽn hoặc bị suy tinh hoàn.
Có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản chữa hiếm muộn nam
Phẫu thuật
Có nhiều lựa chọn phẫu thuật dựa trên các nguyên nhân gây ra hiếm muộn nam:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể được khắc phục bằng phẫu thuật ngoại trú gọi là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch thừng tinh. Việc khắc phục các tĩnh mạch bị sưng này giúp tinh trùng di chuyển thuận lợi, làm tăng số lượng và cấu trúc của tinh trùng.
- Khi bị tắc ống dẫn tĩnh bạn có thể được phẫu thuật bằng cách đưa một ống soi bàng quang vào niệu đạo và rạch một đường nhỏ trong ống phóng tinh. Điều này có thể giúp đưa tinh trùng vào tinh dịch, hiệu quả khoảng 65 trong số 100 nam giới. Tuy nhiên sự tắc nghẽn có thể quay trở lại hoặc có thể không kiểm soát được gây ra tình trạng xuất tinh ngược.
Điều trị bằng thuốc
Hiếm muộn nam là một bệnh có thể điều trị bằng nhiều biện pháp can thiệp hiện đại nhưng sẽ tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa một số loại thảo mộc và các chất bổ sung đã được nghiên cứu để cải thiện tình trạng hiếm muộn nam. Hoặc bạn có thể sử dụng kết hợp với các biện pháp can thiệp hiện đại để tăng cường hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí điều trị bệnh. Một số loại thảo dược và chất bổ sung tiêu biểu đó là:
Coenzyme Q10: Là một chất chống oxy hóa mạnh đã được chứng minh là có lợi cho việc điều trị hiếm muộn nam. Ở nam giới có tinh dịch đồ bất thường, nó sẽ giúp cải thiện cả tính toàn vẹn và khả năng di chuyển của tinh trùng. Nó cũng có lợi cho nam giới mắc bệnh pyospermia - số lượng bạch cầu tăng cao trong tinh dịch.
Axit folic kết hợp Kẽm: Axit folic là một loại vitamin nhóm B giúp tăng cường sức khỏe của tinh trùng. Kẽm giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất tinh trùng và hoóc môn testosterone. Và gần đây, nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Nijmegen tại Hà Lan đã chỉ ra rằng axit folic được bổ sung cùng với kẽm có thể cải thiện cả về số lượng và chất lượng tinh trùng. Do vậy, sử dụng các loại thuốc có thành phần axit folic và kẽm rất tốt trong việc cải thiện tình trạng hiếm muộn nam.
L-carnitine: Là một axit amin được sinh tổng hợp trong gan và thận từ các axit amin thiết yếu lysine và methionine. Dùng L-carnitine bằng đường uống giúp làm tăng số lượng tinh trùng và tăng khả năng giải phóng tinh trùng ở nam giới.
Bạch tật lê: Với công dụng bổ thận, tráng dương từ lâu đời vị thuốc bạch tật lê đã được sử dụng trong để điều trị hiếm muộn nam, tinh dịch không bền. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được trong bạch tật lê có hoạt chất diosgenin giúp tăng cường sinh lực.
Nhân sâm: Nền Y học cổ truyền đã sử dụng nhân sâm như một loại thảo dược quý suốt 2000 năm qua. Một trong những công dụng đặc biệt của nhân sâm là giúp cải thiện và điều trị hiếm muộn nam. Dùng nhân sâm sẽ giúp cải thiện được các vấn đề về tình dục cho nam giới như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, số lượng tinh trùng ít… Y học hiện đại đã nghiên cứu và đưa ra kết quả, một nam giới khi mắc phải tình trạng hiếm muộn nam và sử dụng chiết xuất từ nhân sâm trong khoảng thời gian 3 tháng đã tăng tới 93% số lượng tinh trùng.
Ba kích: Từ lâu ba kích đã được xem như là một phương thuốc thần kỳ dành cho nam giới. Tuy vậy, trên thực tế, ba kích lại không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng thay vào đó nó có tác dụng hỗ trợ và cải thiện các vấn đề sinh dục cũng như điều trị hiếm muộn cho các trường hợp nam giới ở trạng thái hiếm muộn nam thứ cấp và suy nhược thể lực.
Bạch tật lê - thảo dược chữa hiếm muộn nam
Xem thêm: Bạch tật lê - Dược liệu quý cho người tinh trùng yếu đang mong con!
Phòng và cải thiện bệnh hiếm muộn nam
Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị, để giúp đạt được hiệu quả điều trị mong muốn cũng như phòng được bệnh khi chưa mắc, bạn hãy lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế hoặc kiêng rượu bia, thuốc lá.
- Duy trì cân nặng ở trạng thái lý tưởng.
- Giảm căng thẳng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn các món giàu chất dinh dưỡng như axit béo omega-3. Ăn nhiều cá, động vật có vỏ, hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau và trái cây.
- Tránh chế độ ăn nhiều thịt chế biến sẵn, thực phẩm từ đậu nành, sữa, cafein.
Hiếm muộn nam không phải là một bệnh nan y nguy hiểm hay không thể chữa trị, nhất là trong thời đại y học phát triển như hiện nay. Vì vậy đừng quá lo lắng mà hãy hiểu rõ về bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng điều trị và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cho bản thân.
Hiếm muộn nam có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả
Các câu hỏi thường gặp
Ngoài các vấn đề trên, dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Khói thuốc lá ảnh hưởng đến tinh trùng như thế nào?
Nghiên cứu cho thấy nếu hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm cho các tế bào tinh trùng nhỏ hơn và di chuyển chậm hơn bình thường, nó làm tổn hại tới DNA của các tinh trùng. Ngoài ra hút thuốc lá cũng có thể gây ảnh hưởng đến tinh dịch xuất tinh cùng với tinh trùng.
Hiếm muộn nam gặp tình trạng tinh trùng bất thường có dẫn đến trẻ bị dị tật bẩm sinh không?
Ở đa số các cặp vợ chồng đang điều trị hiếm muộn, nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cũng giống như đối với người bình thường. Tuy nhiên một số vấn đề liên quan tới nguyên nhân gây bệnh hiếm muộn nam có thể gây nguy cơ thụ thai một đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần khám và nghe tư vấn kỹ lưỡng trước khi bắt đầu các biện pháp can thiệp. Ngoài ra cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, lựa chọn thuốc hỗ trợ để tăng hiệu quả điều trị.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về hiếm muộn nam. Nếu có thắc mắc gì về hiếm muộn nam và hỗ trợ sinh sản, hãy bình luận dưới bài viết để hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/male-infertility/symptoms-causes/syc-20374773#
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/male-infertility
https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/m/male-infertility