Viêm vòi trứng là gì?
Viêm vòi trứng là hiện tượng nhiễm trùng xảy ra tại ống dẫn trứng (hay vòi tử cung/vòi trứng) thường do nấm, vi khuẩn có hại. Các ổ viêm xuất phát từ tử cung, cổ tử cung thường có xu hướng lan sâu xuống ống dẫn trứng và gây ra viêm nhiễm tại đây.
Xét về cấu tạo mô học, vòi tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp: Lớp thanh mạc bọc ngoài, lớp cơ trơn ở giữa và lớp niêm mạc trong cùng.
Viêm vòi trứng được chia thành 2 giai đoạn: Viêm vòi trứng mạn tính và viêm vòi trứng cấp tính:
- Viêm cấp tính: Là giai đoạn đầu, tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn. Nếu không được phát hiện và điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn viêm vòi trứng mạn tính.
- Viêm mạn tính: Tình trạng viêm kéo dài lâu ngày. Đây chính là giai đoạn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Ống dẫn trứng bị viêm do nguyên nhân chính là các vi khuẩn
Nguyên nhân gây viêm vòi trứng?
Nguyên nhân gây viêm vòi trứng ở phụ nữ thường rất đa dạng, đặc biệt với chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Có thể đề cập đến một số nguyên nhân gây ra viêm vòi trứng như sau:
Nạo phá thai
Nạo phá thai là quá trình can thiệp trực tiếp vào cơ quan sinh dục của phụ nữ. Khi quá trình nạo phá thai không an toàn, không đảm bảo điều kiện vô khuẩn, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào sâu bên trong gây viêm nhiễm tử cung, viêm vòi trứng, buồng trứng.
Nạo phá thai không an toàn cũng có thể là nguyên nhân gây viêm vòi trứng
Quan hệ tình dục không an toàn
Nấm, vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo khi quan hệ tình dục. Chính vì vậy, một số bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng lây lan qua con đường này. Quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ làm tăng nguy cơ viêm vòi trứng và xuất hiện thêm các tổn thương mới.
Một số yếu tố nguy cơ khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ sau cũng có thể gây ra viêm vòi trứng, bao gồm:
- Cơ quan sinh dục không được vệ sinh đúng cách tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
- Dụng cụ tránh thai cơ học như vòng tránh thai bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc.
- Các dụng cụ y tế sử dụng trong các thủ thuật tại đường sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ.
- Ổ viêm từ các vùng lân cận như tử cung, buồng trứng lan sang gây ra viêm vòi trứng.
Nói tóm lại, bất kỳ nguyên nhân nào khiến cho vi khuẩn, nấm và các nhân tố gây hại khác có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong cơ quan sinh dục nữ đều làm tăng nguy cơ gây viêm buồng trứng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm vòi trứng
Dấu hiệu nhận biết viêm vòi trứng rất đa dạng, được chia ra thành triệu chứng cấp tính và mạn tính như sau:
Triệu chứng viêm vòi trứng cấp tính
Khi bị viêm vòi trứng cấp tính, người bệnh có những triệu chứng điển hình như:
- Chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi: Số ngày hành kinh có thể bị rút ngắn hay kéo dài, gây ra rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này xảy ra do vòi trứng bị viêm kéo theo sự mất cân bằng hoạt động của tử cung và buồng trứng.
- Đau vùng bụng dưới: Cơn đau bụng kinh có thể kéo dài và dữ dội hơn vì vòi trứng bị viêm.
- Khí hư ra nhiều: Bệnh nhân viêm vòi trứng, âm đạo thường tiết ra nhiều khí hư có màu ngả vàng và thường hay ngứa ngáy khó chịu ở vùng này.
- Một số biểu hiện khác: Sốt, buồn nôn, nôn, đau khi quan hệ tình dục, mệt mỏi, chán ăn, tiểu rắt, tiểu buốt.
Viêm vòi trứng gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
>>>XEM THÊM: Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Triệu chứng viêm vòi trứng mạn tính
Khi viêm vòi trứng chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện như sau:
- Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra thường xuyên, một số biểu hiện hay gặp là chậm kinh, vô kinh.
- Vùng bụng sưng, cứng và đau dữ dội.
- Vùng kín thường xuyên bị ngứa, khí hư màu vàng ra nhiều kèm theo mủ.
- Vòi trứng khi thăm khám có dấu hiệu sưng, đỏ.
Bệnh viêm vòi trứng có nguy hiểm không?
Viêm vòi trứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau:
Mang thai ngoài tử cung: Khi ống dẫn trứng bị viêm, trứng đã được thụ tinh khó có thể di chuyển về tử cung để làm tổ, phôi thai sẽ phát triển ngay tại vòi trứng. Cấu tạo vòi trứng không thể giãn ra như tử cung, không phải môi trường phù hợp để thai nhi có thể lớn lên. Khi phôi thai phát triển quá mức, vòi trứng có thể bị vỡ, rất nguy hiểm cho thai phụ.
Vô sinh, hiếm muộn: Vòi trứng bị viêm khiến âm đạo tiết ra nhiều khí hư và mủ trắng. Trong điều kiện này tinh trùng có thể bị chết ngay, khó gặp được trứng để thụ thai, gây ra hiếm muộn.
Tắc vòi trứng: Vòi trứng bị viêm quá lâu cũng có thể dẫn đến tiết quá nhiều dịch, mủ, gây ra tắc vòi trứng. Trường hợp này tinh trùng và trứng không gặp được nhau, hiện tượng thụ tinh sẽ không xảy ra, không tạo thành được phôi thai gây vô sinh.
Viêm vòi trứng có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung
Cách chữa viêm vòi trứng
Với viêm vòi trứng, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm vòi trứng hiệu quả nhất:
Điều trị viêm ống dẫn trứng bằng thuốc
Đối với những trường hợp viêm vòi trứng ở thể nhẹ, có thể kết hợp giữa kháng sinh và các thuốc giảm đau, chống viêm khác. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc các thuốc khác nhau. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả cao nhất.
Phác đồ điều trị viêm vòi trứng thường là kết hợp của kháng sinh phổ rộng với các thuốc kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng khác. Dưới đây là 2 phác đồ điều trị ngoại trú cho bệnh nhân viêm vòi trứng:
Phác đồ A:
- Ceftriaxone: Sử dụng đường tiêm bắp, liều duy nhất (250mg).
- Doxycycline 100mg (uống): Sử dụng đều đặn trong 14 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Trường hợp được chẩn đoán viêm âm đạo hoặc có trải qua các thủ thuật phụ khoa trong vòng 2-3 tuần trở lại được sử dụng thêm metronidazol 250mg (uống): 2 viên x 2 lần/ngày (cách 12 giờ) trong 14 ngày.
Phác đồ B:
- Cefotaxim 1g (tiêm bắp): 1 liều duy nhất (có thể sử dụng các cephalosporin thế hệ 3 khác để thay thế).
- Doxycycline 100mg (uống): Sử dụng như phác đồ A.
- Metronidazol 250mg (uống): Như phác đồ A.
Sử dụng kháng sinh để điều trị nội khoa viêm vòi trứng
Vật lý trị liệu điều trị viêm vòi trứng
Đối với trường hợp nặng hơn, ngoài việc dùng kháng sinh còn có thể sử dụng một số can thiệp khác như sóng ngắn, tia hồng ngoại,... để tác động lên ổ viêm nhằm tiêu diệt nguồn bệnh và việc hồi phục sau tổn thương đạt kết quả cao hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật ngoại khoa thường được các bác sĩ sử dụng khi bệnh tiến triển và đã xuất hiện biến chứng tắc vòi trứng. Kỹ thuật mổ được sử dụng nhiều trong trường hợp này là mổ nội soi và mổ thông tắc vòi trứng.
Mổ nội soi được bác sĩ sử dụng để quan sát ổ viêm và chẩn đoán bệnh. Nếu tình trạng viêm, tắc đang ở mức nhẹ, các bác sĩ sẽ can thiệp và tái tạo lại vòi trứng như ban đầu. Nếu tình trạng bệnh xấu hơn có thể mổ để thông tắc vòi trứng. Mổ thông tắc vòi trứng hay được sử dụng trong các trường hợp viêm nặng, vòi trứng chứa đầy dịch mủ hoặc do người bệnh có nhu cầu.
Chữa viêm vòi trứng tại nhà
Để chữa viêm vòi trứng tại nhà, ngoài việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và quan trọng là vệ sinh sạch sẽ vùng kín để ngăn ngừa tái phát. Đặc biệt không quan hệ tình dục trong thời gian đang điều trị, tầm soát các nguy cơ cho cả vợ/chồng của bệnh nhân.
Người bệnh nên kết hợp sử dụng kèm theo các sản phẩm khác có thành phần hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường miễn dịch như keo ong, hoàng bá giúp giảm tiết dịch, tái tạo lại cổ tử cung và vòi trứng bị tổn thương.
Không những được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền mà tác dụng chống viêm tuyệt vời của keo ong đã được các nhà khoa học tại Oxford chứng minh. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên BMJ Evidence-based Medicine.
Các sản phẩm có chứa keo ong có thể hỗ trợ điều trị viêm vòi trứng
Làm sao để phòng tránh viêm vòi trứng?
Viêm vòi trứng là bệnh lý phụ khoa có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nắm vững những biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, nhất là trong những ngày hành kinh.
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Không nạo phá thai, không thực hiện thủ thuật tại các cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, làm việc hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bất thường và kịp thời xử lý.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm vòi trứng
Trong quá trình điều trị viêm vòi trứng, có thể bạn sẽ gặp phải một số thắc mắc. Những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp dưới đây:
Làm sao để phát hiện viêm vòi trứng?
Để phát hiện viêm vòi trứng, bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân. Khi có các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Siêu âm có phát hiện viêm vòi trứng?
Các kỹ thuật siêu âm hiện đại ngày nay hoàn toàn có thể phát hiện được viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, trong đó có cả viêm vòi trứng. Kỹ thuật được các bác sĩ sử dụng phổ biến hiện nay để phát hiện ra ổ viêm là kỹ thuật chụp cản quang và siêu âm đầu dò.
Trên đây là một số thông tin cập nhật về bệnh viêm vòi trứng. Hy vọng những thông tin này ra có thể giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về viêm vòi trứng, hãy để lại bình luận phía bên dưới. Chúng tôi sẽ trả lời một cách nhanh chóng nhất.
>>>XEM THÊM: Đa nang buồng trứng - Thủ phạm đáng gờm gây vô sinh nữ
Nguồn tham khảo:
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0737080615004621