Rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện gì?
Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau:
Rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến
Bất thường về chu kỳ kinh
Là khi vòng kinh dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).
Bất thường về lượng máu kinh
Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.
– Cường kinh: Còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
– Thiểu kinh: Số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh < 20ml/kỳ.
– Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.
Rối loạn kinh nguyệt do đâu?
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ tuổi dậy thì. Sau một thời gian đầu thất thường, phần lớn nữ giới sẽ hình thành chu kỳ nguyệt san ổn định, lặp lại hàng tháng. Tuy nhiên, một số khác lại gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân được cho là do:
Ảnh hưởng của nội tiết tố
Mỗi giai đoạn dậy thì, mang thai, cho con bú hay mãn kinh đều có sự thay đổi nội tiết, làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Polyp tử cung gây kinh nguyệt không đều
Nguyên nhân thực thể
- Thai nghén bất thường: Chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai,…
- Tổn thương thực thể tử cung: Polyp cổ tử cung, polyp buồng tử cung, viêm niêm mạc tử cung.
- U xơ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang,…
- Nhiễm khuẩn, viêm đường sinh dục.
Thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt
Kinh nguyệt do cơ chế nội tiết – thần kinh điều chỉnh nên khi thay đổi môi trường sống như chuyển vùng, thay đổi công việc, bị áp lực học, gia đình hoặc công việc làm cho người phụ nữ chán nản hay buồn chán cũng gây rối loạn kinh nguyệt.
Chế độ dinh dưỡng
Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cân hoặc giảm cân quá mức cũng làm rối loạn kinh nguyệt.
Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không? Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu hiện tượng kinh nguyệt không đều xuất phát từ các nguyên nhân như: Ảnh hưởng của tâm sinh lý (ví dụ do căng thẳng, stress, mất ngủ, rối loạn nội tiết ở giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh) hoặc do các yếu tố ngoại cảnh tác động như: Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, hút thuốc, sử dụng bia, rượu, chất kích thích,... thì nữ giới chỉ cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, thư giãn tinh thần thì kinh nguyệt sẽ bình thường trở lại và không gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ các bệnh lý vùng chậu như: Đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm - tắc - dính buồng trứng/tử cung... nhưng không được điều trị sớm thì chức năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí còn gây vô sinh.
Hơn nữa, rối loạn kinh nguyệt còn gây khó khăn trong việc tính ngày rụng trứng nên các cặp vợ chồng dễ bỏ qua “thời điểm vàng” để quan hệ và thụ thai.
Để đảm bảo tốt nhất khả năng sinh sản cũng như thiên chức làm mẹ, chị em phụ nữ nên có biện pháp phòng ngừa hoặc phát hiện sớm những bất thường về kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt khiến vợ chồng không tính được thời điểm rụng trứng