Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng trước đây được cho là sự phát triển quá mức của các tế bào tại buồng trứng, vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể, hình thành nên khối u. Gần đây, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ nhận thấy ung thư buồng trứng có thể bắt đầu từ đầu xa của ống dẫn trứng.
Ung thư buồng trứng có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Ung thư biểu mô bắt đầu từ các tế bào bao phủ bề mặt bên ngoài của buồng trứng, chiếm đa số.
- Ung thư tế bào mầm.
- Ung thư mô đệm.
Ung thư buồng trứng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên buồng trứng. Chúng có thể là u lành tính hoặc ác tính, ảnh hưởng lớn tới việc có con, thậm chí xâm lấn, chèn ép các cơ quan gần, di căn tới cơ quan khác và gây nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, cần nhận biết các dấu hiệu ung thư sớm và phòng ngừa ung thư buồng trứng là điều hết sức cần thiết.
Hình ảnh các tế bào ung thư buồng trứng phát triển từ các tế bào biểu mô buồng trứng
>>>XEM THÊM: Đa nang buồng trứng - Thủ phạm đáng gờm gây vô sinh nữ
Nguyên nhân dẫn tới ung thư buồng trứng?
Ngày nay, chưa có một nguyên nhân chính xác nào gây ra ung thư buồng trứng được công bố. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng ở nữ giới như sau:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn, đặc biệt ở nhóm phụ nữ tiền mãn kinh.
- Thừa cân, béo phì, hút thuốc.
- Phụ nữ có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn đều tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Có con muộn, đặc biệt sau tuổi 35 hoặc phụ nữ chưa từng mang thai.
- Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon thay thế sau mãn kinh, kéo dài và liều lớn càng tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Gen di truyền: Gia đình có người bị mắc ung thư cổ tử cung hoặc bất kỳ một loại ung thư ác tính nào khác.
- Phụ nữ điều trị hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
- Có tiền sử ung thư vú.
Có nhiều yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như di truyền, tuổi tác. Tuy nhiên, tình trạng béo phì, hút thuốc lá, dùng hormon thay thế là những yếu tố có thể thay đổi được mà chị em nên cân nhắc để bản thân có sức khỏe tốt hơn.
Các dấu hiệu gợi ý cho việc phát hiện mắc ung thư buồng trứng
Ở nước ta, số phụ nữ mắc ung thư buồng trứng ngày càng tăng. Ước tính, mỗi năm có thêm hơn 1200 phụ nữ được phát hiện mắc ung thư buồng trứng và số lượng này vẫn tăng đều qua các năm. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp nhất gợi ý ung thư buồng trứng sớm mà nhiều chị em có thể coi nhẹ và bỏ qua:
- Mệt mỏi nhiều.
- Đau vùng chậu hoặc bụng dưới, đau thắt lưng âm ỉ và dai dẳng.
- Chán ăn và luôn cảm giác no nhanh dù mới chỉ ăn được một chút.
- Tăng tần suất đi tiểu trong ngày không phải do uống nhiều nước hay thời tiết.
- Giảm cân nhiều và nhanh chóng không rõ nguyên nhân.
- Rối loạn tiêu hóa gây táo lỏng thất thường, kéo dài, bụng phình to, luôn có cảm giác đầy hơi.
- Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
Với các giai đoạn muộn hơn, khi khối u đã lan rộng và chèn ép mô xung quanh, triệu chứng của bệnh sẽ tăng cả về tần suất cũng như mức độ. Nguy hiểm nhất là khi các tế bào ung thư di căn tới những cơ quan khác trong cơ thể, gây ung thư thứ phát.
Một số dấu hiệu ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua
Ung thư buồng trứng có thể được ngăn ngừa hay không?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là tôn chỉ hàng đầu mà chuyên gia y tế khuyến cáo tới cộng đồng. Hầu hết phụ nữ đều có một hoặc một vài yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư buồng trứng. Thông thường, bạn có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc ung thư buồng trứng càng cao.
Dưới đây là lời khuyên của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ để ngăn ngừa ung thư buồng trứng:
Khám sức khỏe định kỳ
Các loại bệnh ung thư thường phát triển thầm lặng trong giai đoạn đầu và khó phát hiện. Do vậy, khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện những bất thường về sức khỏe của bản thân.
Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư buồng trứng
Duy trì chế độ ăn cân bằng, đa dạng
Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ cho biết, việc lựa chọn chế độ ăn cân bằng và duy trì cân nặng hợp lý là yếu tố quan trọng nhất trong phòng ngừa ung thư nói chung. Các thực phẩm được lựa chọn nên giàu chất chống oxy hóa, chất béo không bão hòa,... để giúp ngăn ngừa ung thư.
Thực phẩm giàu các loại vitamin, đặc biệt là các nhóm vitamin A, C, E
Các vitamin trong hoa quả là nhóm chất chống oxy hóa được biết tới rộng rãi trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư, duy trì sự trẻ trung. Các quả mọng như cam, táo, bưởi, quýt,... rất giàu vitamin C trong khi carot, cà chua,... lại giàu vitamin A sẽ là một gợi ý cho chế độ ăn hàng ngày của các chị em và gia đình. Một chế độ ăn với đa dạng các loại rau củ quả cũng sẽ giúp chị em duy trì vóc dáng và cân nặng hợp lý.
Chế độ ăn giàu vitamin giúp ngăn ngừa ung thư buồng trứng
Thực phẩm, thảo dược chứa các nhóm polyphenol có lợi
Flavonoid trong thực vật có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, có thể giúp giảm sưng, viêm nề, tiêu diệt và ngăn ngừa các tế bào ung thư. Các loại rau củ quả như táo, rau cải, hành tây, hẹ, tỏi, cần tây, rong biển,... là nhóm thực phẩm giàu flavonoid nhất.
Keo ong gần đây cũng được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi bởi trong thành phần rất giàu các chất polyphenol có lợi giúp chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm hiệu quả. Ngoài việc ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp, keo ong còn được coi là kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân bất lợi như vi khuẩn, ô nhiễm,...
Thực phẩm bổ sung vi chất selen
Selen được biết tới là khoáng chất vi lượng, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch. Các nhóm giàu selen có thể kể tới là tỏi, măng tây, nấm, hải sản và loại ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm chứa chất béo không no, tránh thực phẩm chứa chất béo bão hoà
Omega 3, DHA có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, ung thư có trong: Dầu gan cá, dầu oliu, dầu thực vật,... Ngoài ra, bạn cần giảm việc tiêu thụ các món chiên rán, đồ ăn nhanh vì chúng chứa nhiều chất béo no có hại cho cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.
Tạo thói quen tập thể dục, thể thao thường xuyên
Tập thể dục thể thao không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm stress trong công việc, học tập. Tập luyện cũng giúp chị em giữ được vóc dáng và cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và các bệnh chuyển hóa như béo phì, mỡ máu.
Có con trước tuổi 30
Phụ nữ có con lần đầu sau 35 tuổi tăng nguy cơ ung thư buồng trứng so với nhóm có con trước 30 tuổi. Do vậy, chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ lập gia đình và sinh con trước 30 tuổi để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
Cho con bú bằng sữa mẹ
Cho con bú có nhiều lợi ích, một trong số đó là giảm nguy cơ mắc các ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên cho con bú trong ít nhất 6 tháng đầu đời của trẻ để đạt cả lợi ích cho mẹ và bé.
Cho con bú trong 6 tháng đầu giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng
Không nên sử dụng liệu pháp hormon thay thế
Sử dụng liệu pháp hormon thay thế được xem là giải pháp kéo dài tuổi xuân ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, liệu pháp hormon thay thế có thể gây ung thư buồng trứng. Do vậy, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng liệu pháp hormon thay thế, đặc biệt là dùng trong thời gian dài.
Sử dụng thuốc tránh thai một cách khoa học, tránh lạm dụng
Sử dụng thuốc tránh thai có thể giúp ngăn ngừa ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc tránh thai có nguy cơ tăng khả năng ung thư vú, đặc biệt với việc thường sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Do vậy bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai an toàn, hợp lý.
Phẫu thuật phụ khoa
Thắt ống dẫn trứng, cắt buồng trứng hoặc cắt bỏ cổ tử cung ở phụ nữ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao như gia đình có mẹ từng bị ung thư buồng trứng, cổ tử cung.
Ngoài ra, việc phòng ngừa các viêm nhiễm đường âm đạo và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng vô cùng cần thiết. Các biện pháp trên có thể không hoàn toàn ngăn ngừa ung thư buồng trứng nhưng sẽ giảm tỷ lệ mắc xuống thấp.
Ung thư buồng trứng có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn không?
Mục tiêu điều trị ung thư buồng trứng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân đang ở giai đoạn nào. Với các giai đoạn sớm khi khối u chưa di căn, mục tiêu là điều trị triệt để các tế bào ung thư, ngăn ngừa di căn và dự phòng tái phát trong tương lai. Ở các giai đoạn muộn hơn, mục tiêu điều trị sẽ chuyển về việc kéo dài thời gian sống và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh như giảm đau đớn, giảm di căn và ngừa tái phát.
Ung thư buồng trứng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng có con mà còn ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Do vậy, cần duy trì một lối sống lành mạnh để có sức đề kháng với nhiều loại bệnh tật. Nên kết hợp sử dụng các thực phẩm, sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe buồng trứng, tử cung được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín trên thị trường. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng ghi lại câu hỏi/số điện thoại bên dưới bình luận để nhận được tư vấn.
>>>XEM THÊM: Viêm vòi trứng: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả
Link tham khảo:
https://www.eatthis.com/ovarian-cancer-diet/
https://www.verywellhealth.com/propolis-what-should-i-know-about-it-88313