Nạo phá thai là điều mà tất cả chị em phụ nữ đều không mong muốn. Trong trường hợp bắt buộc phải bỏ thai, các chị em thường lo lắng về sức khỏe sinh sản sau này. Vậy thì nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như thế nào? Phá thai rồi còn có con được nữa không? Cần làm gì sau khi phá thai? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây.
Vài điều cần biết về nạo phá thai
Nạo phá thai là thủ thuật nhằm chấm dứt thai kỳ trước thời điểm chuyển dạ. Hiện nay, có rất nhiều cách để chấm dứt thai kỳ như phá thai bằng thuốc, hút chân không, nong gắp thai,... được chia thành 2 nhóm là phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa.
Phá thai nội khoa
Đây là phương pháp phá thai bằng thuốc và không sử dụng bất cứ dụng cụ nào can thiệp từ bên ngoài. Phá thai nội khoa ở Việt Nam sử dụng kết hợp hai thuốc là mifepristone và misoprostol. So với phá thai ngoại khoa thì phương pháp này mang lại độ an toàn cao hơn.
Tuy nhiên, phá thai bằng thuốc chỉ phù hợp khi bạn mang thai chưa quá 7 tuần và không có các vấn đề về máu, huyết áp, tim mạch. Bạn nên thăm khám bác sĩ và tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng để tránh tai biến.
Phá thai nội khoa là biện pháp phá thai bằng thuốc
Phá thai ngoại khoa
Phá thai ngoại khoa là phương pháp chuyên dụng để lấy thai ra ngoài. Biện pháp này được thực hiện khi phá thai nội khoa không thành công hoặc tuổi thai lớn hơn 7 tuần. Hiện nay phổ biến hai phương pháp là hút thai chân không và nong gắp thai. Phương pháp hút thai áp dụng khi tuổi thai từ 6 đến 12 tuần, nong và gắp áp dụng cho trường hợp tuổi thai đã lớn (13 đến 18 tuần). Nạo phá thai bằng phương pháp nong gắp kém an toàn hơn so với hút thai chân không.
Phá thai ngoại khoa bằng phương pháp hút chân không
Hậu quả của phá thai không an toàn
Khi bạn tự ý mua thuốc phá thai để uống hay phá thai ngoại khoa tại các phòng khám, cơ sở chưa được cấp phép, không có đầy đủ trang thiết bị sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Hậu quả trước mắt
Là những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau đó không lâu, bao gồm: Choáng, chảy máu, thủng hoặc rách tử cung,...
- Chảy máu: Chảy máu nhiều, khó cầm gặp trong trường hợp thai to, sót nhau, tử cung co hồi kém, mắc bệnh về máu, rách hoặc thủng tử cung,...
- Nhiễm trùng: Sau nạo phá thai có thể bị nhiễm trùng cấp tính. Các biểu hiện bao gồm sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng, mùi hôi, có mủ, đau khi giao hợp. Nguyên nhân chính của nhiễm trùng là do người bệnh không tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi sót thai, sót nhau hoặc dụng cụ phẫu thuật hay thủ thuật không được đảm bảo vô trùng.
Phá thai không an toàn có thể gây các tai biến sớm ngay sau đó
Hậu quả lâu dài
Nạo phá thai có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài về sau cho chị em, trong đó hậu quả xấu nhất là vô sinh, khó có con. Nguyên nhân có thể do các tai biến sớm xảy ra ngay sau thực hiện thủ thuật không được khắc phục kịp thời hoặc quy trình không đảm bảo.
- Vô sinh do dính buồng tử cung: Theo thống kê, khoảng 20% đối tượng vô sinh là do có tiền sử nạo phá thai. Thường gặp ở người có tiền sử phá thai nhiều lần. Dính buồng tử cung không xảy ra ngay tức thì mà diễn biến từ từ. Biểu hiện là ít kinh hoặc vô kinh. Dính buồng tử cung khiến lớp niêm mạc tử cung không thể dày lên để phôi thai làm tổ nên người bệnh rất khó có thai hoặc thai không phát triển.
- Sảy thai liên tục: Nạo phá thai nhiều lần, đặc biệt là phá thai ngoại khoa dẫn đến tổn thương tử cung, eo tử cung. Điều này làm thành tử cung bị suy yếu dẫn đến dễ sảy thai.
- Viêm tắc vòi trứng: Viêm tắc vòi trứng là hậu quả của nhiễm trùng sau nạo phá thai khiến vòi trứng bị chít hẹp, teo nhỏ lại. Điều này dẫn đến trứng và tinh trùng không thể đi về tử cung làm tổ, gây giảm khả năng thụ thai. Tắc vòi trứng còn dẫn đến nguy cơ có thai ngoài tử cung.
- Nhau tiền đạo: Là trường hợp trứng sau khi thụ tinh làm tổ ở các vị trí bất thường trong tử cung do tử cung có sẹo. Nhau tiền đạo bám ở đoạn dưới tử cung và cổ tử cung sẽ cản trở đường ra của thai nhi lúc chuyển dạ, từ đó làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai. Trong trường hợp xấu, nhau tiền đạo có thể dẫn đến sinh non, thiếu máu, thậm chí là gây tử vong cho mẹ và thai nhi.
Nạo phá thai gây ra nhiều nguy cơ về lâu dài cho phụ nữ
Ảnh hưởng tâm lý
Việc nạo phá thai không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản mà còn để lại sang chấn tâm lý. Đối với nhiều phụ nữ, việc phá thai là điều không mong muốn dẫn đến cảm giác buồn bã, tội lỗi.
Chị em sau khi phá thai có những biểu hiện trầm cảm như: Khí sắc buồn, hối tiếc, chán nản, đôi lúc hoang tưởng tự buộc tội. Vì vậy, trước khi thực hiện nạo phá thai, chị em nên tâm sự với gia đình và đối phương để mọi người hiểu, cùng đưa ra các hướng giải quyết phù hợp.
Phụ nữ từng nạo phá thai rồi có con được nữa không?
Nhiều chị em thắc mắc phá thai rồi có con được nữa không? Phá thai 1 lần có gây vô sinh không? Các chuyên gia sản khoa cho biết: Thông thường, sau khi thực hiện phá thai an toàn bạn vẫn có thể mang thai lại.
Nguy cơ dẫn đến vô sinh thường chỉ gặp khi phá thai không an toàn, tự ý mua thuốc phá thai hay những trường hợp bị nhiễm trùng hoặc tai biến sau phá thai. Đặc biệt, phá thai càng nhiều lần thì rủi ro tai biến càng cao và cơ hội làm mẹ của chị em càng giảm.
Phụ nữ từng nạo phá thai vẫn có thể có con
Do đó để đảm bảo cho sức khỏe sinh sản sau này, bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Khi có thai ngoài ý muốn và bắt buộc phải bỏ thai thì hãy tìm hiểu và đến các cơ sở, bệnh viện uy tín để thực hiện.
XEM THÊM: Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai? Chị em cập nhật chế độ dinh dưỡng tại đây!
Cần làm gì sau khi nạo phá thai?
Sau khi phá thai, các bạn sẽ thường bị đau bụng, ra máu trong 2 đến 3 ngày đầu và giảm dần trong 1 đến 2 tuần sau đó. Sau đây là những điều chị em nên làm sau khi nạo phá thai:
Lời khuyên sau nạo phá thai
- Kiêng quan hệ tình dục sau phá thai ít nhất 3 đến 4 tuần.
- Không nên làm việc nặng và vận động mạnh như chạy nhảy, thể thao, bơi lội trong vài tuần đầu.
- Ăn uống đầy đủ chất để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín từ trước ra sau, không nên làm ngược lại. Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo để tránh gây nhiễm trùng.
- Tuân thủ uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thông báo cho bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu của tai biến như: Sốt trên 38 độ, nôn kéo dài, đau nhiều ở bụng mà không đáp ứng thuốc giảm đau, khí hư có mùi khó chịu, đau sưng tấy đỏ bộ phận sinh dục, chảy máu mức độ nặng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường từ 4 đến 6 tuần sau khi nạo phá thai. Tuy nhiên để đảm bảo về mặt sức khỏe và tâm lý, chị em phụ nữ chỉ nên có thai lại sau 4 đến 6 tháng kể từ khi nạo phá thai.
Sau khi nạo phá thai cần cần chú ý một số vấn đề để bảo vệ sức khỏe sinh sản
Một số dưỡng chất và thảo dược nên bổ sung sau khi nạo phá thai
- Nên bổ sung axit folic: Axit folic là một loại vitamin nhóm B rất cần thiết cho việc tái tạo các tế bào mới, trong đó có tế bào máu. Axit folic có nhiều trong gan động vật, nấm, bột lúa mì, rau xanh, bắp, đậu hà lan.
- Thực phẩm giàu sắt tốt cho phụ nữ mới phá thai: Sau khi phá thai, cơ thể chị em bị mất rất nhiều máu dễ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Do đó bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt để tái tạo hồng cầu. Các loại thực phẩm giàu sắt gồm có: Thịt bò, thịt nạc, trứng, sữa, socola và ngũ cốc nguyên hạt,...
- Thực phẩm giàu protein: Thời gian đầu sau khi phá thai, bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược đổ mồ hôi. Do đó nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein để phục hồi sức khỏe. Thịt gà, thịt nạc, trứng, sữa và các loại đậu là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể.
- Bạch tật lê điều hòa hormon sau nạo phá thai: Bạch tật lê có tên khoa học là Tribulus terrestris. Đây là loại thực vật thân cỏ bò lan trên mặt đất, có hoa màu vàng, thường mọc ở các nơi khí hậu nhiệt đới và ôn đới như Nam Âu, Nam Á, Châu Phi và Úc. Thảo dược này đã được chứng minh là giúp khôi phục, tăng cường dinh dưỡng và năng lượng cho buồng trứng và tử cung. Bên cạnh đó bạch tật lê còn có công dụng điều hòa hormon và nội tiết tố ở phụ nữ, được dân gian truyền nhau kinh nghiệm mau có thai tự nhiên.
- Nghệ vàng giúp làm lành vết thương sau khi phá thai: Nghệ vàng từ lâu đã được biết đến là dược liệu có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng, giúp tử cung của chị em mau phục hồi. Không những thế, nghệ còn là vị thuốc hành huyết được sử dụng để đẩy các dịch tiết và cục máu đông ra khỏi tử cung. Nhờ đó làm sạch tử cung, giảm đau và chống viêm nhiễm hiệu quả.
Một số loại thực phẩm và thảo dược tốt cho phụ nữ sau nạo phá thai
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến nạo phá thai, hi vọng bài viết đã giải đáp hết các câu hỏi của chị em. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, bạn vui lòng để lại số điện thoại hay bình luận phía bên dưới. Chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn miễn phí.