Tại sao tử cung lạnh khó thụ thai? Nên ăn gì làm ấm tử cung?

Nhiều chị em có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, không bệnh tật kèm theo nhưng mãi vẫn chưa có con. Đi khám bác sĩ kết luận: "Tử cung lạnh khó thụ thai" khiến ai cũng tá hỏa. Vậy tại sao tử cung lạnh lại gây "cau điếc" và nên ăn gì để làm ấm tử cung? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Tử cung lạnh khó thụ thai, có con

Tử cung lạnh khó thụ thai nghe có vẻ khá xa lạ, nhưng thực tế tình trạng này phổ biến hơn bạn nghĩ. Trong đông y, lạnh tử cung được hiểu là khí huyết, kinh nguyệt ở tử cung của người phụ nữ kém, khi quan hệ vợ chồng thì tinh trùng không di chuyển vào sâu bên trong để gặp trứng, dẫn đến tình trạng tinh trùng dễ bị trào tràn ra bên ngoài, ảnh hưởng tới việc thụ thai.

Khi khí huyết rối loạn sẽ làm cho môi trường pH không còn thích hợp cho những chú tinh binh hoàn thành nhiệm vụ. Nếu chỉ số pH trong môi trường tử cung quá cao hoặc thấp đều khiến chị em khó có con. Những phụ nữ có chế độ ăn uống mất cân bằng, cơ thể thiếu dưỡng chất trong một thời gian dài thì khí huyết sẽ lưu thông kém cũng là nguyên nhân gây tử cung lạnh.

Để biết một người có tử cung bị lạnh hay không là điều không dễ dàng, một số biểu hiện chung bao gồm: Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, thấy ớn lạnh hoặc lạnh toàn thân, có thể kèm theo các triệu chứng khác (hụt hơi, mất sức, sưng phù chân sau hoặc khắp người, mất ngủ, mộng mị, đau đầu, chóng mặt,…).

May mắn thay, chứng lạnh tử cung có thể khắc phục bằng một số món ăn, bài thuốc đông y.

Người bị tử cung lạnh nên ăn gì?

Các chuyên gia phân tích, quy tắc chung trong phòng ngừa và điều trị chứng tử cung lạnh là căn cứ vào nguyên nhân cụ thể. Bên cạnh chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lý thì thực đơn ăn uống lành mạnh cũng cần được chú trọng.

Một số món ăn, bài thuốc tính ôn, ấm sau sẽ giúp chị em cải thiện chứng tử cung lạnh, tăng khả năng có con:

- Bài thuốc từ trứng gà, hồng hoa: Trứng gà 1 quả, khoét lỗ. Cho 1,5g hồng hoa vào, đánh đều, hấp chín. Khi có kinh ngày thứ 2 bắt đầu ăn, mỗi ngày 1 quả, liên tục 9 ngày. Đợi kỳ kinh tiếp theo cũng lặp lại như trên, liên tục 3 - 4 tháng. Món ăn này có tác dụng hoạt huyết, tan huyết ứ, làm ấm tử cung.

- Ngải cứu chữa tử cung lạnh: Trong đông y, ngải cứu vị đắng, tính ấm, có tác dụng ôn ấm, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt cho phụ nữ. Dùng ngải cứu khô hãm nước uống hàng ngày rất tốt cho niêm mạc tử cung, giúp cho phôi dễ bám vào đây và làm tổ.

- Món ăn từ chim bồ câu hoặc gà ác hấp thuốc bắc: Hầm chim bồ câu hoặc gà ác với tam thất sẽ tạo nên món ăn giúp tăng cường khí huyết, cực tốt cho người có chứng tử cung lạnh do khí huyết bị hư. Bạn cũng có thể dùng các vị thuốc bắc (đương quy, thuộc địa, táo tàu, kỷ tử) hấp với chim bồ câu hoặc gà ác ăn sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa và tạo máu. Khí huyết đầy đủ sẽ giúp cho người phụ nữ tăng cường khả năng sinh sản.

Ngoài ra, chị em bị chứng lạnh tử cung cần chú ý giữ ấm cơ thể, giảm ăn những thực phẩm tính hàn như: Cải thảo, củ cải, dưa hấu, dưa chuột, trà xanh,... Đồng thời, cần tăng cường các thực phẩm tính ấm, bổ máu như: Đậu phộng, hạt óc chó, thịt gà, thịt chó, thịt dê, cá tươi, tôm, nhãn, quế,... Đừng quên tích cực vận động giúp lưu thông tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể cũng như làm ấm tử cung. 

Bình luận

Bài viết nổi bật