Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm AMH thấp có làm IVF được không?

Xét nghiệm AMH thấp có làm IVF được không là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng. Bởi khi chỉ số AMH thấp sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của người phụ nữ, đặc biệt với những chị em có dự định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

AMH thấp là gì?

AMH là tên viết tắt của Anti-Mullerian Hormone, một hormon được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang buồng trứng, chỉ số này cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng của người phụ nữ. Đồng thời đây cũng là chỉ số đánh giá khả năng dự trữ của buồng trứng, giúp dự đoán khả năng sinh sản của người phụ nữ trong hiện tại và tương lai.

Xét nghiệm AMH giúp đánh giá khả năng sinh sản của người phụ nữ

Xét nghiệm AMH giúp đánh giá khả năng sinh sản của người phụ nữ 

Xem thêm: Chỉ số AMH thấp do nguyên nhân gì, khắc phục như thế nào?

Hiện nay, xét nghiệm AMH được coi là xét nghiệm chính xác nhất giúp đánh giá khả năng dự trữ của buồng trứng. Bởi tiêu chuẩn cũ trước đây để đánh giá dự trữ buồng trứng là dựa vào nồng độ FSH nhưng chỉ số này thường dao động theo chu kỳ kinh nguyệt và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, còn với chỉ số AMH không thay đổi theo chu kỳ kinh nên chị em có thể thực hiện xét nghiệm vào bất cứ ngày nào.

AMH bình thường - AMH thấp là bao nhiêu? 

Mặc dù nồng độ AMH không thay đổi theo chu kỳ kinh nhưng có thể sụt giảm theo tuổi tác hoặc các yếu tố bệnh lý khác. Thông thường đối với phụ nữ khỏe mạnh dưới 38 tuổi, chỉ số AMH sẽ dao động từ 2,2 - 6,8 ng/ml. Mức AMH bình thường là điều kiện tốt để thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Do đó nếu nồng độ AMH này quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF hay IUI.

  • Mức AMH thấp từ 1,0-1,5 ng/ml cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng suy giảm, tuy nhiên bạn vẫn có cơ hội mang thai. 

  • Mức AMH cực thấp, dưới 0,5ng/ml cho thấy có rất ít trứng dự trữ và báo động khả năng thụ thai ở phụ nữ.

  • Ngược lại, đối với mức AMH cao và quá cao >10 ng/ml thường gặp ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang, nếu không có các biện pháp can thiệp hiện đại thì khi thực hiện kích trứng sẽ có nguy cơ cao bị quá kích buồng trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả của quá trình IVF.

Chỉ số AMH thay đổi theo độ tuổi của người phụ nữ

Chỉ số AMH thay đổi theo độ tuổi của người phụ nữ 

Chỉ số AMH thấp có làm IVF được không? 

Đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), phụ nữ có nồng độ AMH cao thường sẽ đáp ứng với kích thích buồng trứng tốt hơn, số lượng trứng chọc hút cũng nhiều. Do đó, khi chọc hút được nhiều trứng, khả năng chọn lựa được phôi tốt cao sẽ làm tăng tỷ lệ thành công của IVF.

Ngược lại với những trường hợp phụ nữ có AMH thấp vẫn có thể làm IVF được, nhưng vì khả năng dự trữ buồng trứng kém hơn nên  khả năng đáp ứng với thuốc kích thích buồng trứng có thể kém hơn. Do đó, khi làm IVF cho người có AMH thấp bác sĩ sẽ phải cân nhắc sử dụng nhiều loại thuốc với liều cao để kích thích buồng trứng, tăng số lượng trứng phục vụ chọc hút. 

Trên thực tế, người bệnh vô sinh - hiếm muộn không cần quá lo lắng về AMH thấp có làm IVF được không bởi vì chỉ số này không phải tất cả để đánh giá khả năng thành công của một ca IVF. Chỉ số AMH chỉ thể hiện được số lượng trứng dự trữ trong cơ thể người phụ nữ chứ không xác định được chất lượng của trứng. Vì vậy, bác sĩ sẽ phải thực hiện thêm nhiều xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu để chẩn đoán chính xác về tỷ lệ thành công khi làm IVF.

Phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn không cần quá lo lắng về AMH thấp có làm IVF được không

Phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn không cần quá lo lắng về AMH thấp có làm IVF được không 

Cách cải thiện chỉ số AMH để tăng tỷ lệ thành công IVF

Một số cách hay giúp cải thiện chỉ số AMH để tăng tỷ lệ thành công khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm như:

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Lối sống sinh hoạt có ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng của buồng trứng (nơi sản xuất hormone AMH). Do đó, để cải thiện được chỉ số này thì người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt cho phù hợp. 

  • Nên hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại cho sức khỏe sinh sản như hóa chất, thuốc lá, rượu,...

  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách tập yoga, tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thư giãn. 

  • Tăng cường các hoạt động thể chất và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe

Bổ sung nguồn thực phẩm tươi và nhiều dưỡng chất tự nhiên

Hãy tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, hàm lượng đường cao, chất béo bão hòa, calo… thay vào đó, hãy chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồ ăn tươi ngon với chất dinh dưỡng từ tự nhiên để cải thiện chất lượng buồng trứng và tăng chất lượng trứng. Có như vậy, hệ tiêu hóa mới hấp thụ được nhiều vitamin và khoáng chất, tiêu hóa thức ăn tốt nhất.

Các loại thực phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng bao gồm:

  • Hải sản (cá hồi, cá bơn)

  • Các loại hạt (bí đỏ, vừng)

  • Rau lá xanh: các loại cải, rau muống…

  • Các loại quả mọng nước như việt quất hay dâu tây…

Một số thực phẩm giúp cải thiện chỉ số AMH thấp tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF

Một số thực phẩm giúp cải thiện chỉ số AMH thấp tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF

Xem thêm: Người có chỉ số AMH thấp nên ăn gì để tăng dự trữ buồng trứng?

Cung cấp vitamin D mỗi ngày

Vitamin D được chứng minh có thể làm tăng mức AMH vì vậy mỗi ngày một lần hãy uống 1.000 – 2.000 IU (đơn vị quốc tế). Khi được bổ sung trong nhiều tuần, Vitamin D cũng có tác dụng duy trì sức khỏe của buồng trứng.

Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng vitamin D khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì nó có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi. Nếu đang uống các loại thuốc kháng acid hoặc thực phẩm bổ sung canxi, người vợ nên tham khảo tư vấn từ các bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn hàng đầu.

Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là bạch tật lê

Ngoài những cách hay kể trên thì ngay khi phát hiện chỉ số AMH thấp, chị em nên can thiệp kịp thời nhằm cân bằng lại nội tiết tố này, kích thích buồng trứng hoạt động trở lại, từ đó tăng khả năng thụ thai. Một trong những giải pháp được rất nhiều chị em tin dùng đó là sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là bạch tật lê kết hợp nhân sâm, keo ong và hoàng bá cùng các vi chất thiết yếu cho sức khỏe sinh sản như L-Arginine, L-Carnitine, kẽm, acid folic giúp:

  • Cải thiện chức năng buồng trứng nhờ bổ sung dưỡng chất, năng lượng cho tế bào (nhân sâm, L-Arginine, L-Carnitine).

  • Cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt từ đó phục hồi chức năng buồng trứng, kích thích trứng chín và rụng đều theo chu kỳ (bạch tật lê, kẽm, acid folic).

  • Bảo vệ tế bào trứng khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ nhờ cơ chế chống viêm tắc, giúp thông thoáng vòi trứng để trứng và tinh trùng gặp nhau, dễ dàng thụ tinh; 

  • Làm dày niêm mạc tử cung, giúp hợp tử làm tổ và phát triển (keo ong, hoàng bá).

Có thể nói đây là sản phẩm an toàn, lành tính và đã được kiểm chứng lâm sàng tại 2 bệnh viện lớn trên cả nước về khả năng cải thiện chức năng sinh sản, tăng cơ hội thụ thai cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa bạch tật lê giúp cải thiện chức năng buồng trứng, tăng tỷ lệ thành công của IVF

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa bạch tật lê giúp cải thiện chức năng buồng trứng, tăng tỷ lệ thành công của IVF

Bài viết trên đã giải đáp giúp chị em thắc mắc: “AMH thấp có làm IVF được không?”. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn giải quyết phần nào nỗi lo lắng về tình trạng sức khỏe mình đang gặp phải. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy bình luận vào ô bên dưới để được chuyên gia giải đáp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4870438/ 

https://ferticity.com/can-ivf-work-with-low-amh/ 

https://www.createfertility.co.uk/fertility-guide/conditions/low-amh 

https://www.gunjanivfworld.com/blogs/can-ivf-work-with-low-amh/ 

Bình luận

Bài viết nổi bật