Hiếm muộn là gì? Một số nguyên nhân và phương pháp hỗ trợ

Hiện nay, tỷ lệ hiếm muộn ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Điều này khiến các cặp vợ chồng hiếm muộn lo lắng. Vậy hiếm muộn là gì, nguyên nhân, phương pháp hỗ trợ và phòng ngừa thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Hiếm muộn là gì?

Hiếm muộn được xác định là khi hai vợ chồng quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, sau 6 tháng đối với vợ trên 35 tuổi hoặc 12 tháng đối với vợ dưới 35 tuổi mà chưa thể có thai tự nhiên.

Đối với các cặp vợ chồng khỏe mạnh dưới 30 tuổi quan hệ tình dục đều đặn (2-3 lần/tuần) và không sử dụng biện pháp tránh thai nào, khả năng thụ thai tự nhiên là 20-25% mỗi tháng. Do đó, phần lớn các cặp vợ chồng này có thai tự nhiên sau 1 năm đầu. 

hiem-muon-tro-thanh-noi-lo-cua-nhieu-cap-vo-chong-mong-muon-co-con.webp

Hiếm muộn trở thành nỗi lo của nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con

Theo chuyên gia, hiếm muộn được chia thành hai loại:

  • Hiếm muộn nguyên phát: Là khi cặp vợ chồng chưa mang thai lần nào.
  • Hiếm muộn thứ phát: Là khi các cặp vợ chồng đã mang thai một lần hoặc nhiều lần, nay muốn có thai tiếp nhưng không thể.

Một số nguyên nhân gây tình trạng hiếm muộn

Hiếm muộn do rất nhiều nguyên nhân, từ vợ, từ chồng hoặc do cả hai. Nguyên nhân đến từ người vợ chiếm 40%, người chồng chiếm 40%, từ cả hai chiếm 10% và 10% còn lại do yếu tố khác như môi trường, thói quen xấu… 

Nguyên nhân từ nam giới

Dưới đây là một số nguyên nhân gây tình trạng hiếm muộn ở nam giới:

  • Vấn đề từ tinh trùng và tinh dịch:

Tinh dịch là chất dịch màu trắng đục mà dương vật của người đàn ông tiết ra khi đã đạt cực khoái, bao gồm cả dịch và tinh trùng. Chất dịch này được tiết ra từ tuyến tiền liệt, túi tinh và các tuyến sinh dục khác. Trong đó, tinh dịch được sản xuất từ tinh hoàn. Khi nam giới xuất tinh và phóng tinh dịch qua dương vật, nó sẽ giúp vận chuyển tinh trùng đến gặp trứng để thụ thai. 

Tinh dịch bất thường sẽ không thể mang tinh trùng đi một cách hiệu quả. Tình trạng bất thường này do một số bệnh lý về tinh hoàn như nhiễm trùng tinh hoàn, ung thư hoặc do phẫu thuật. 

Tinh hoàn quá nóng do một số nguyên nhân như tinh hoàn bị sa xuống, giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc giãn tĩnh mạch bìu, mặc quần áo chật hoặc làm việc trong môi trường quá nóng. 

Bên cạnh đó, rối loạn xuất tinh khiến tinh dịch bị phóng vào bàng quang thay vì phóng ra ngoài khiến khả năng thụ tinh thấp hơn. Không những thế, rối loạn nội tiết tố như thiếu hụt testosterone cũng khiến tinh dịch bất thường.

bat-thuong-ve-tinh-trung-va-tinh-dich-gay-hiem-muon-o-nam-gioi.webp

Bất thường về tinh trùng và tinh dịch gây hiếm muộn ở nam giới

Nếu nam giới xuất tinh với số lượng “tinh binh” thấp, khoảng dưới 15 triệu khiến khả năng tinh trùng gặp trứng sẽ thấp hơn, gây khó thụ thai. Trong đó, khả năng di động thấp cũng là nguyên nhân khiến tinh trùng khó gặp được trứng. Tinh trùng có hình dạng bất thường hoặc khó di chuyển và thụ tinh với trứng. Khoảng 2% nam giới có tình trạng tinh trùng dưới mức bình thường từ đó gây khó thụ thai.  

  • Nguyên nhân khác gây hiếm muộn từ nam giới:

Nam giới gặp các vấn đề về di truyền như hội chứng Klinefelter, tinh hoàn sẽ phát triển không bình thường, lượng testosterone thấp và số lượng tinh trùng thấp hoặc không có tinh trùng.

Nếu sau tuổi dậy thì, nam giới mắc quai bị, tình trạng viêm tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Bên cạnh đó, một số vấn đề sức khỏe ở nam giới khiến khả năng sinh sản thấp hơn như thiếu máu, hội chứng Cushing, tiểu đường, bệnh tuyến giáp.

Ngoài ra, nếu nam giới sử dụng một số loại thuốc cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh lý về sinh sản như: Thuốc sulfasalazine, steroid đồng hóa, hóa trị, các chất kích thích… làm giảm số lượng cũng như khả năng di động của tinh trùng.

Nguyên nhân từ nữ giới

Nguyên nhân hiếm muộn ở nữ giới như sau:

  • Một số bệnh lý về cơ quan sinh sản ở nữ giới:

Rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng là nguyên nhân phổ biến gây hiếm muộn ở nữ giới. Rối loạn rụng trứng có thể do suy giảm buồng trứng, buồng trứng đa nang, tăng prolactin máu, chất lượng trứng kém, vấn đề về tuyến giáp hoặc do ung thư.

hiem-muon-nu-do-roi-loan-rung-trung.webp

Hiếm muộn nữ do rối loạn rụng trứng

Các vấn đề về tử cung hoặc ống dẫn trứng ở nữ giới có thể ngăn cản trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung hoặc dạ con để gặp trứng thụ thai tự nhiên. Phẫu thuật vùng chậu, u xơ dưới niêm mạc do khối u lành tính ở thành cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… đều là nguyên nhân khiến trứng khó di chuyển.

  • Một số nguyên nhân khác từ nữ giới:

Theo nhiều nghiên cứu, khả năng thụ thai ở nữ giới bắt đầu giảm vào khoảng năm 32 tuổi. Một số thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia, chế độ ăn uống và lười vận động, béo phì… đều tăng nguy cơ hiếm muộn ở nữ giới. 

Ngoài ra, nữ giới sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, hóa trị, xạ trị, ma túy, các chất kích thích… cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Nguyên nhân từ môi trường, thói quen sống

Bên cạnh các nguyên nhân từ nam giới và nữ giới thì môi trường sống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tinh thần. Khi tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thực phẩm bẩn… tích tụ dần trong cơ thể sẽ làm gia tăng tình trạng hiếm muộn. Không những thế, chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Phương pháp hỗ trợ sinh sản

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tạo ra các phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn như:

  • Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, viết tắt là IUI.
  • Phương pháp thụ tinh nhân tạo: Thụ tinh nhân tạo theo phương pháp cổ điển viết tắt là IVF, thụ tinh trong ống nghiệm theo phương pháp bơm tinh trùng vào bào tương noãn viết tắt là ICSI, phương pháp chuyển phôi giai đoạn phôi nang - phôi ngày 5, hỗ trợ phôi thoát màng viết tắt là AH.
  • Phương pháp lấy tinh trùng bằng thủ thuật.
  • Phương pháp trữ tinh trùng, noãn, phôi. Cho - nhận noãn, tinh trùng, phôi.
  • Điều trị rối loạn nội tiết tố…
  • Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm từ bạch tật lê giúp tăng khả năng sinh sản hoặc kết hợp với các phương pháp hỗ trợ sinh sản trên để tăng hiệu quả thụ thai. 

bach-tat-le-thao-duoc-giup-ho-tro-sinh-san-va-hiem-muon.webp

Bạch tật lê - Thảo dược giúp hỗ trợ sinh sản và hiếm muộn

Bạch tật lê là thảo dược rất giàu thành phần saponin tự nhiên, kích thích cơ thể tự sản sinh các hormone giới tính từ bên trong cơ thể nên hồi phục dần hệ thống sinh sản. Từ đó giải quyết nguyên nhân hiếm muộn ở cả nam và nữ, tăng cường dinh dưỡng, năng lượng cho cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, tinh trùng…

Ngoài ra, bạch tật lê khi kết hợp với nhân sâm, hoàng bá, cao ong,  L-Carnitine, L-Arginine, kẽm, acid folic sẽ giúp tăng khả năng thụ thai ở cả nam giới và nữ giới. Sản phẩm viên nang chứa các thành phần này đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẳng định hiệu quả hỗ trợ sinh sản, tăng khả năng có thai tự nhiên.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hiếm muộn là gì, nguyên nhân và các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về hiếm muộn và sinh sản, hãy bình luận dưới bài viết để nhận hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia nhé!

Bình luận

Bài viết nổi bật