Buồng trứng đa nang: Dấu hiệu nhận biết & biện pháp điều trị

Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra sự mất cân bằng hormon trong cơ thể, dẫn đến rối loạn trong hoạt động của buồng trứng. Bệnh lý này là một trong những yếu tố có thể gây vô sinh nên cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa đúng cách.

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng này thường biểu hiện bởi tình trạng rối loạn phóng noãn, chứng cường Androgen và có hình ảnh buồng trứng đa nang khi siêu âm.

Khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang, kích thước nang trứng thường sẽ lớn hơn bình thường. Số lượng nang trứng tăng lên nhưng lại không thể chín và rụng. Ngoài ra, hội chứng PCOS còn tạo ra một lớp vỏ tại buồng trứng nên các nang trứng khó thoát ra và rụng để thụ tinh. Khi trứng không thể rụng, tinh trùng sẽ không thể gặp được để thụ tinh. Do đó, nữ giới bị hội chứng buồng trứng đa nang khó có thể thụ thai thành công và dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân gây hội chứng buồng trứng đa nang

Nguyên nhân gây hội chứng buồng trứng đa nang hiện vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Các chuyên gia nghi vấn rằng bệnh lý này có thể xuất hiện do tình trạng kháng insulin, chế độ ăn huống hay di truyền từ thế hệ trước.

Nguyên nhân do kháng insulin

Theo thống kê, khoảng trên 70% số người bệnh PCOS có hội chứng kháng insulin. Hormon insulin có tác dụng vận chuyển đường từ máu vào đến tế bào. Kháng insulin sẽ khiến buồng trứng sản xuất các hormone nam giới (testosteron), khiến trứng khó chín và rụng. 

Do thừa cân, béo phì

Một số giả thuyết cho rằng tình trạng béo phì, thừa cân có thể dẫn đến đa nang buồng trứng. Những bệnh nhân thừa cân thường dễ có nguy cơ bị rối loạn trong việc sản xuất hormon sinh dục. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp PCOS đều bị béo phì hay thừa cân.

Thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân gây ra buồng trứng đa nang

Thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân gây ra buồng trứng đa nang

Do di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một trong các nguyên nhân có thể gây hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu trong gia đình có bà, mẹ hay chị, em từng bị buồng trứng đa nang thì người đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.

6 dấu hiệu nhận biết bệnh buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang thường không có dấu hiệu rõ ràng nên người bệnh khó nhận biết. Họ chỉ nhận ra bệnh khi thăm khám bác sĩ do bị tăng cân nhiều hay một thời gian dài không có thai. Dưới đây là những triệu chứng có thể nhận biết bệnh:

Kinh nguyệt không đều: PCOS khiến trứng khó chín và rụng, do đó chu kỳ kinh nguyệt cũng bị rối loạn theo. Nhiều trường hợp phụ nữ bị PCOS có ít hơn 8 kỳ kinh một năm, thậm chí vô kinh.

Chảy máu: Ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang, niêm mạc tử cung có thể hình thành trong một thời gian kéo dài, dẫn đến kỳ kinh sẽ bị chảy máu nhiều hơn bình thường. Người bệnh có thể bị khó chịu hay đau âm ỉ tại vùng bụng hay lưng dưới.

Rậm lông: Nguyên nhân do sự tăng nồng độ hormon nam giới trong cơ thể. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng mọc lông nhiều ở lưng, chân tay, mặt. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị hói đầu, rụng tóc do nang tóc yếu.

Béo phì: Phần lớn người bệnh hội chứng đa nang có thể trạng béo, thừa cân, vòng bụng kích thước lớn.

Mụn trứng cá: Đây cũng là hệ quả của việc tăng nồng độ hormon nam giới, khiến da tiết nhiều bã nhờn hơn và mụn xuất hiện.

Tâm lý thay đổi thất thường: Hội chứng PCOS thường đi kèm với sự thay đổi tâm lý thất thường, họ dễ bị căng thẳng, lo âu và dẫn đến trầm cảm.

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có tâm lý thay đổi thất thường

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có tâm lý thay đổi thất thường

Buồng trứng đa nang có nguy hiểm không?

Hội chứng buồng trứng đa nang có bất thường trong nồng độ hormon, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và các bệnh lý liên quan khác.

Khó mang thai

Hội chứng buồng trứng đa nang khiến chu kỳ rụng trứng bị rối loạn, thậm chí vô kinh. Đây là bệnh lý hàng đầu có thể gây ra vô sinh ở phụ nữ.

Hội chứng chuyển hóa

Buồng trứng đa nang thường kèm theo tình trạng béo phì, thừa cân. Vì vậy, người bệnh dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan như đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng ngừng thở trong thời gian ngắn, có thể xảy ra nhiều lần khiến người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này gặp phổ biến ở phụ nữ béo phì hay người bệnh buồng trứng đa nang.

Ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở bệnh nhân buồng trứng đa nang. Nguyên nhân do chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra đều đặn hàng tháng, dẫn đến lớp niêm mạc tử cung không bong ra, dày lên và có thể dẫn đến ung thư.

XEM THÊM: Lạc nội mạc tử cung làm gia tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới

Trầm cảm

Người bệnh buồng trứng đa nang tâm lý bị thay đổi thất thường do sự rối loạn hormon trong cơ thể. Bệnh nhân dễ cảm thấy buồn phiền, lo lắng, lâu ngày dẫn đến trầm cảm.

Biện pháp điều trị buồng trứng đa nang

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh lý buồng trứng đa nang. Tùy vào mong muốn có con hay không mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Người bệnh không mong muốn có thai

Đối với nhóm bệnh nhân này, các vấn đề cần điều trị bao gồm chứng rối loạn kinh nguyệt, tình trạng cường Androgen và hội chứng chuyển hóa:

Điều trị rối loạn kinh nguyệt và cường Androgen: Sử dụng liệu pháp Progesterone kháng Androgen (Cyproterone) hay thuốc tránh thai (Ethinyl estradiol) để điều hòa kinh nguyệt và giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Điều trị các hội chứng chuyển hóa: Các hội chứng chuyển hóa (tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ được điều trị theo phác đồ cụ thể của bác sĩ nếu có.

Người bệnh mong muốn có thai

Trong trường hợp người bệnh mong muốn có thai, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện theo các phác đồ sau:

Giảm cân: Giảm cân là chỉ định đầu tiên cho người bệnh buồng trứng đa nang muốn có con. Phương pháp giảm cân khoa học được sử dụng như giảm dần lượng calories nạp vào, tăng cường hoạt động thể chất. Nhiều trường hợp bệnh nhân thụ thai thành công khi giảm khoảng 5% trọng lượng cơ thể. 

Thuốc kích trứng: Các thuốc kích trứng như Clomiphene citrate, Gonadotropin được sử dụng để kích thích nang noãn chín và rụng. Liều lượng, cách dùng sẽ tùy vào từng bệnh nhân và chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Nội soi đốt điểm buồng trứng đa nang: Phương pháp này được chỉ định thực hiện khi thất bại với biện pháp sử dụng thuốc kích trứng. Bác sĩ sẽ chỉ định đốt laser hay đốt điện từ 4 đến 10 lỗ tại mỗi bên buồng trứng.

Thụ tinh nhân tạo: Các phương pháp thụ tinh nhân tạo như thụ tinh ống nghiệm, trưởng thành trứng trong ống nghiệm sẽ được cân nhắc thực hiện khi các phương pháp trên không có hiệu quả.

Sử dụng thảo dược: Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, các thảo dược trong đông y cũng hỗ trợ cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang muốn sinh con. Một số thảo dược quý như: Bạch tật lê, hoàng bá, keo ong giúp bổ sung dinh dưỡng, ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ cho quá trình trứng chín và rụng.

Keo ong hỗ trợ cải thiện bệnh lý buồng trứng đa nang

Keo ong hỗ trợ cải thiện bệnh lý buồng trứng đa nang

Cách phòng tránh hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc phòng tránh bệnh là điều tối quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho người phụ nữ. Các biện pháp phòng tránh bao gồm:

Duy trì cân nặng ở ngưỡng hợp lý

Cân nặng ở ngưỡng phù hợp, không bị béo phì sẽ giúp phòng tránh hội chứng buồng trứng đa nang. Vì vậy, nếu bạn béo phì hay thừa cân, hãy thực hiện giảm cân một cách khoa học, đúng cách để giúp chu kỳ kinh nguyệt không bị rối loạn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ ăn khoa học, đủ chất vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vừa góp phần ngăn ngừa buồng trứng đa nang. Những trường hợp có các yếu tố nguy cơ cao như béo phì, hội chứng kháng insulin cần giảm lượng tinh bột, chất béo nạp vào mỗi ngày.

Tăng cường vận động thể chất

Hoạt động thể chất giúp tăng mức độ chuyển hóa, từ đó hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng ổn định. Trường hợp mắc hay có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nên tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng.

Tăng cường vận động thể chất để phòng tránh buồng trứng đa nang

Tăng cường vận động thể chất để phòng tránh buồng trứng đa nang

Một số câu hỏi thường gặp về buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở phụ nữ. Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng vẫn chưa nắm rõ về căn bệnh này. Dưới đây là những câu hỏi và thắc mắc thường gặp:

Buồng trứng đa nang có tự khỏi không?

Hội chứng buồng trứng đa nang hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm, nên việc tự khỏi bệnh là không thể xảy ra. Các biện pháp điều trị hiện nay nhằm mục đích hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. 

Bị buồng trứng đa nang có nên quan hệ không?

Như đã trình bày ở trên, buồng trứng đa nang gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng. Các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ bình thường mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ là khả năng thụ thai sẽ thấp.

Bị buồng trứng đa nang có rụng trứng không?

Thông thường, bị buồng trứng đa nang thì trứng vẫn có thể rụng, tuy nhiên chu kỳ rụng trứng thường không đều. Do đó, khả năng thụ thai sẽ khó khăn và cần sự tham gia của các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Bị buồng trứng đa nang nên ăn gì?

Người bị buồng trứng đa nang cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein từ thịt, cá, trứng, sữa cùng vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Đối với tinh bột và chất béo, người bệnh cần sử dụng ở ngưỡng phù hợp theo chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng để hạn chế tình trạng nặng thêm dẫn đến các biến chứng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hội chứng buồng trứng đa nang – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh. Nếu có thông tin nào cần giải đáp, hãy để lại số điện thoại của bạn dưới phần bình luận để nhận được tư vấn của chuyên gia.

Bình luận

Bài viết nổi bật